Kết nối Bluetooth là gì? Các chuẩn bluetooth hiện nay

Kết nối Bluetooth là gì? Các chuẩn bluetooth hiện nay

Bluetooth là thuật ngữ công nghệ khá quen thuộc với mọi người, có khả năng kết nối và truyền tải dữ liệu giữ các thiết bị di động như smartphone, loa, chuột không dây hoặc các thiết bị cố định như PC. Để hiểu rõ hơn về công nghệ này, hãy cùng Thế giới Lo gì tìm hiểu xem kết nối bluetooth là gì và những chuẩn kết nối Bluetooth hiện nay nhé.

Kết nối Bluetooth là gì?

Bluetooth là công nghệ kết nối không dây tầm ngắn hỗ trợ truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị điện tử. Công nghệ này dùng sóng Radio tần số 2,4 GHz giống như sóng wifi nhưng có bước sóng ngắn hơn. Bluetooth được ứng dụng trên đa số các thiết bị điện tử hiện nay.

Kết nối Bluetooth là chuẩn điện tử nên các hãng sản xuất muốn ứng dụng công nghệ này trên sản phẩm thì họ phải tuân theo các yêu cầu chuẩn của Bluetooth. Những tiêu chí kỹ thuật này giúp các thiết bị có thể nhận ra và kết nối với nhau khi dùng công nghệ Bluetooth.

Kết nối Bluetoọth dùng bước sóng ngắn
Kết nối Bluetoọth dùng bước sóng ngắn

Quá trình phát triển của Bluetooth

Thuật ngữ Bluetooth được đề xuất bởi Jim Kardach làm việc tại Intel vào năm 1997, ông là người phát triển hệ thống kết nối cho phép điện thoại di động giao tiếp với máy tính. Thuật ngữ này được lấy theo tên của một vị vua người Đan Mạch ở thế kỷ thứ 10 tên là Harald Bluetooth.

Bluetooth được phát triển đầu tiên bởi Ericsson và sau đó được chuẩn hoá bởi Bluetooth Special Interest Group (SIG), công bố vào ngày 20 tháng 5 năm 1999. Hiện nay, chuẩn này được công nhântj bởi 1800 công ty công nghệ trên toàn cầu. SIG được thành lập nhầm giám sát, phát triển và cấp phép sản xuất bởi Sony Ericsson, IBM, Intel, Toshiba và Nokia, sau đó có thêm nhiều công ty tham gia và biến công nghệ Bluetooth phổ biến như hiện nay.

Theo Bluetooth SIG, hiện có hơn 90% điện thoại smartphone có tính năng Bluetooth, bao gồm các hệ điều hành IOS, Android và Windows.

Bluetooth được chuẩn hóa bởi SIG
Bluetooth được chuẩn hóa bởi SIG

Các ứng dụng Bluetooth trong đời sống

Trong môi trường công nghệ hiện nay, kết Bluetooth không chỉ dể truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị điện tử mà còn được sử dụng ở nhiều lĩnh vực như:

  • Thay thế các cách điều khiển bằng tia hồng ngoại.
  • Hỗ trợ chia sẻ điểm kết nối wifi, 3G/4G qua Bluetooth để kết nối internet.
  • Truyền dữ liệu bằng kết nối Bluetooth giữa 2 hay nhiều thiết bị điện tử di động hoặc cố định cùng lúc
  • Hỗ trợ kết nối các thiết bị ngoại vi của máy tính, smartphone như: Tai nghe, smartwatch, chuột, bàn phím,…
  • Gửi các tập tin qua lại các thiết bị điện tử dùng Bluetooth khác.
  • Ngoài ra, kết nối Bluetooth còn dùng trong các thiết bị như: Quét mã vạch, thiết bị y tế, thiết bị điều khiển từ xa cho đồ chơi điện tử, điều khiển thiết bị giao thông, tivi, tủ lạnh,…
Bluetooth được tích hợp trong nhiều thiết bị điện tử
Bluetooth được tích hợp trong nhiều thiết bị điện tử

Khoảng cách và công suất phát của Bluetooth

Khi bạn kết nối, Bluetooth sẽ tự động dò ra tần số tương thích để di chuyển đến thiết bị cần kết nối trong khu vực gần đó để đảm bảo sự ổn định trong quá trình kết nối giữa các thiết bị với nhau. Khoảng cách phủ sóng, Bluetooth có 3 class khác nhau:

  • Class 1: công suất 100mW với tầm phủ sóng gần 100m.
  • Class 2: công suất 2,5mW, tầm phủ sóng khoảng 10m.
  • Class 3: 1mW với tầm phủ sóng khoảng 5m.

Và bản thân trong Bluetooth là tập hợp của nhiều giao thức khác nhau.

Khoảng cách kết nối bluetooth thông thường là 10m
Khoảng cách kết nối bluetooth thông thường là 10m

Các chuẩn kết nối Bluetooth hiện nay

  • Bluetooth 1.0: Tốc độ kết nối khoảng 1Mbps, gặp nhiều vấn đề về tính tương thích.
  • Bluetooth 1.1: Sửa lỗi của 1.0 và không có sự thay đổi về tốc độ.
  • Bluetooth 1.2: Thời gian dò tìm và kết nối giữa các thiết bị được tăng lên, tốc độ truyền tải cũng nhanh hơn so với chuẩn 1.1.
  • Bluetooth 2.0 +ERD: Được công bố vào tháng 7/2007, chuẩn này ổn định hơn và cho tốc độ chia sẻ nhanh hơn đồng thời tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.
  • Bluetooth 2.1 +ERD: Có những ưu điểm mà bản 2.0 và còn có thêm cơ chế kết nối phạm vi nhỏ.
  • Bluetooth 3.0 + HS (High Speed): Đượ cra mắt vào 21/4/2009, chuẩn kết nối này có tốc độ lý thuyết lên đến 24Mbps. Những thiết bị hỗ trợ Bluetooth 3.0 nhưng không có +HS sẽ không đạt được tốc độ trên.Tuy kết nối tốc độ cao những vẫn chỉ hỗ trợ nhu cầu chia sẻ nhanh file có dung lượng thấp hay kết nối với loa, tai nghe…
  • Bluetooth 4.0: Ra mắt tháng 6/2010, phiên bản 4.0 là sự kết hợp của “classis Bluetooth” ( Bluetooth 2.1 và 3.0 ), vừa truyền tải nhanh và tiết kiệm năng lượng hơn.
  • Bluetooth 4.1: Năm 2014, Bluetooth nâng cấp lên bản 4.1 cải thiện tình trạng chồng chéo dữ liệu của Bluetooth với mạng 4G, tối đa hiệu năng bằng cách tự điều chỉnh băng thông. Đồng thời kết nối Bluetooth chuẩn này tiết kiệm năng lượng hơn nhờ tối ưu thời gian chờ kết nối lại.
  • Bluetooth 4.2: Là một bản nâng cấp nữa trong năm 2014, cải thiện tốc độ truyền tải lên đến 2.5 lần so với bản 4.1, tiết kiệm năng lượng hơn, hạn chế lỗi kết nối, bảo mật tốt. Đồng thời tính năng quan trọng nhất là hỗ trợ chia sẻ kết nôi mạng internet theo giao thức IPv6.
  • Bluetooth 5.0: Là thế hệ mới nhất hiện tại được SIG giới thiệu vào ngày 16/6/2016 với nhiều cải tiến vượt bật như tầm phủ sóng rộng gấp 4 lần, tốc độ nhanh hơn gấp đôi và tiết kiệm điện hơn gấp 2.5 lần so với 4.0.
Bluetooth thế hệ 5 đang là xu hướng kết nối mới
Bluetooth thế hệ 5 đang là xu hướng kết nối mới

Ưu và nhược điểm của công nghệ Bluetooth

Công nghệ Bluetooth được cập nhật và phát triển liên tục nên chuẩn kểt nối này cũng có những ưu và nhược điểm như:

Ưu điểm

  • Thay thế hoàn toàn các loại dây kết nối để truyền dữ liệu.
  • Hoàn toàn không nguy hại đến sức khoẻ con người.
  • Bảo mật an toàn với công nghệ mã hóa, khi kết nối được thiết lập thì khó có một thiết bị nào có thể nghe trộm hoặc lấy cắp dữ liệu.
  • Các thiết bị có thể kết nối trong vòng 10m mà không cần trực diện (hiện nay có loại Bluetooth kết nối lên đến 100m).
  • Kết nối điện thoại và tai nghe Bluetooth khiến cho việc nghe máy khi lái xe sẽ an toàn hoặc việc đàm thoại sẽ dễ dàng hơn.
  • Giá thành rẻ.
  • Tốn ít năng lượng, thời gian chờ tốn 0.3mAh, tối đa 30mAh trong chế độ truyền dữ liệu.
  • Không gây nhiễu các thiết bị không dây khác.
  • Tính tương thích cao nên được nhiều nhà sản xuất phần cứng và phần mềm hỗ trợ.
Kết nối Bluetooth loại bỏ hoàn toàn các loại dây cáp
Kết nối Bluetooth loại bỏ hoàn toàn các loại dây cáp

Nhược điểm

  • Tốc độ thấp, khoảng 720kbps tối đa.
  • Kết nối và bắt sóng kém khi có vật cản.
  • Thời gian thiết lập lâu.
Kết nối Bluetooth bị ảnh hưởng bởi vật cản
Kết nối Bluetooth bị ảnh hưởng bởi vật cản

Lưu ý để kết nối bluetooth an toàn

  • Kiểm tra thường xuyên danh sách các thiết bị đã kết nối.
  • Chỉ mở Bluetooth khi cần thiết.
  • Giữ thiết bị ở chế độ ‘hidden’.
  • Nên mã hóa khi thiết lập Bluetooth với máy tính.
  • Sử dụng các phần mềm diệt virus, quét virus định kỳ.
Bạn nên kết nối Bluetooth ở chế độ hidden
Bạn nên kết nối Bluetooth ở chế độ hidden

Mời các bạn xem thêm các sản phẩm đang bán chạy tại Thế giới Lo gì:

Sale!

Chuột không dây

Chuột Logitech Mx Anywhere 3s

1.490.000 
Sale!

Thiết bị hội nghị

Bút trình chiếu Logitech R500s

747.000 
Sale!
Sale!

Bộ chuột và bàn phím

Bộ bàn phím chuột Logitech MK470 Slim

1.089.000 
Sale!
Sale!

Bộ chuột và bàn phím

Bộ bàn phím chuột Logitech MK270

450.000 
Sale!

Bộ chuột và bàn phím

Bộ bàn phím chuột Logitech MK235

445.000 

Xem thêm:

Hi vọng qua bài viết kết nối Bluetooth là gì các bạn sẽ có thêm nhưng thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua hotline 093.7676.478 hoặc đặt hàng qua website thegioilogi.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *